Tác phẩm của bạn bè
THÁNG TÔI NHỚ VÀ YÊU
Sớm dậy, nhìn những tia nắng dịu nhẹ sau một đêm mưa, lòng tôi lại dâng lên nhiều cảm xúc. Đêm qua mưa lớn, vậy mà sớm nay trời lại nắng lên thật khẽ. Nhớ con đường phố cũ, tôi lấy chiếc xe đạp dạo quanh những con đường nhỏ.
MỐI QUAN HỆ GIỮA CA TỪ VÀ ÂM NHẠC TRONG CA KHÚC CỦA MỘT SỐ NHẠC SĨ QUÂN ĐỘI
Các nhạc sĩ Huy Thục, An Thuyên, Minh Quang, Ngọc Khuê, Đức Trịnh với niềm kiêu hãnh “đời mình là một khúc quân hành”, họ đã sống, chiến đấu, yêu và viết theo mệnh lệnh trái tim. Sự khốc liệt của bom đạn, khói lửa chiến tranh những năm tháng cả đất nước đứng lên hay sự sôi sục, nhiệt huyết trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở thời bình đã khắc sâu vào trái tim, tâm hồn mỗi người. Là những người lính sáng tác nên âm nhạc và ca từ của các nhạc sĩ quân đội luôn thể hiện rõ hình tượng người chiến sĩ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, tình đồng chí đồng đội, tình yêu quê hương, đất nước… một cách chân thực, giàu cảm xúc.
SƯ MINH TUỆ
Nước ta đang xuất hiện hiện tượng tu hành của sư Minh Tuệ. Xung quanh sự kiện này có rất nhiều ý kiến khác nhau theo nhận thức chủ quan của mỗi người. Người khen có, người chê có, có người thấy như một hiện tượng lạ, khó lý giải.
HUỆ "LÒ CHỢ"*
Huệ vội vã chạy theo dòng người từ khu tập thể vào mỏ. Họ gọi nhau í ới: "cháy lò", "chết người rồi". Đi ngược lại, chiếc xe cứu thương kéo còi inh ỏi, đèn đỏ quay như chong chóng trên nóc, dẹp đường. Ai ở trong xe? Chẳng biết. Anh thợ lò nào? Chẳng hay.
RONG RUỔI GIỮA SÀI GÒN... LẠC VÀO THẾ GIỚI TRANH CỦA NHÀ SƯU TẬP THIỀU QUANG!
Nói về ông Trương Nhuận, nguyên Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ, NSƯT Sĩ Tiến cho biết ông là người lãnh đạo nhân hậu, tận tụy, khiêm nhường, luôn hết lòng cổ vũ, ủng hộ những sáng tạo, những ý tưởng mới mẻ của anh em. Ông là người cộng tác chặt chẽ với báo chí và đã có nhiều bài đăng trên các báo, trong đó có Văn hóa và Phát triển. Trương Nhuận qua đời hồi 19h55 ngày 13-1- 2020 tại nhà riêng vì ung thư phổi, hưởng thọ 63 tuổi. Xin đăng lại một bài viết của ông từ năm 2018. (Phạm Việt Long).
PHẬT GIÁO - NHỮNG NÉT KHÁI QUÁT
Nhân có việc tu hành của ông Lê Anh Tú người Hà Tĩnh ngụ tại tỉnh Gia Lai 43 tuổi, tu hành theo pháp tu hạnh đầu đà, tôi xin trao đổi khái quát về Phật giáo để các bạn cùng chỉ giáo.
TÂM NGƯỜI Ở ĐÂU?
Trong thế giới đầy biến động của xã hội hiện đại, giá trị của chân thành, lòng khoan dung và lòng từ bi dường như trở nên quá xa xỉ. Hãy tự hỏi, tại sao trái tim con người ngày càng trở nên lạnh lẽo, thiếu đi tình thương và lòng khoan dung? Có lẽ đó là do cuộc sống đầy áp lực và cạnh tranh khiến con người dần trở nên vô tâm.
CỔNG LÀNG MA-RỐC – NHÂN VĂN CỦA NGƯỜI VIỆT
Lịch sử Việt nam có những câu chuyện thể hiện tính nhân văn, long yêu chuộng hòa bình của người Việt Nam. Điển hình nhất là chuyện trả gươm báu ở truyền thuyêt Hồ Gươm. Lê Lợi, sau khi giành độc lập, đã trả gươm cho Rùa Vàng, từ bỏ chiến tranh ước nguyện hòa bình. Bản thân đền Ngọc sơn cũng chứa đựng rất nhiều nội dung liên quan đến yếu tố này. Trên đảo Ngọc, khởi đầu có đền thờ Võ (Từ Quan Võ – Quan Vân Trường tới Trần Hưng Đạo Vương). Nhưng về sau, đền có thêm thờ Văn (của đạo Lão). Nhà Nguyễn có Nguyễn Văn Siêu xây Tháp Bút, Đài Nghiên, đình Trấn Ba, đền Ngọc Sơn cùng nhiều bài thơ giáng bút của Long Đỗ, Trần Hưng Đạo, Văn Xương Đế Quân, Lã Động Tân, khuyên con người làm điều thiện, bỏ điều ác.
ÔNG “BÊ TRỌC” LẠI THẢ “PHONG LAN VỀ TRỜI”…
Nhà văn Phạm Việt Long, tác giả cuốn tiểu thuyết “Bê trọc” được bàn tán hơn 20 năm trước, lại vừa ra mắt tập truyên mới Phong lan về trời, gồm 15 truyện ngắn và 1 truyện vừa, tập trung 2 chủ đề chính là những day trở về nhân tình thế thái trong cuộc sống hiện tại và hồi ức về cuộc chiến tranh cứu nước vĩ đại của dân tộc ta. Đây cũng là 2 đề tài chủ yếu trong các sáng tác văn xuôi của Phạm Việt Long từ trước tới nay.
ĐỜI SỐNG VĂN CHƯƠNG HÔM NAY
Văn chương đắm mình cùng con người, cùng đồng bào, cùng nhân dân và Tổ quốc như thế, văn chương may ra mới có ích, mới tử tế, mới sang trọng được. Những điều ngỡ là sơ đẳng ấy, chân lý hiển nhiên ấy, ngỡ là ai cũng biết, cũng thông tỏ và tâm niệm, vậy mà không phải thế, ngay trong những người cầm bút cũng không nghĩ giống nhau. Trường hợp của một nhà thơ, một nhà phê bình văn học có tiếng tăm, hay cao giọng răn dạy người khác, thoắt cái hiện nguyên hình là một kẻ hoạt đầu, là một ví dụ đau xót cho những người cầm bút chân chính.
PHONG LAN VỀ TRỜI - TẬP TRUYỆN ĐẦY BI HÙNG, ĐẪM BẢN SẮC NHÂN VĂN
Phong lan về trời là tập truyện mới nhất của nhà văn Phạm Việt Long (NXB Dân Trí - 2020). Tập truyện chỉ với 270 trang, nhưng, theo nhà báo Mai Nhung, nó “có sức nặng đáng kể - sức nặng của ký ức chiến tranh cùng những thao thức, dằn vặt trước cái xấu, cái ác trong cuộc sống thời bình. Bằng lời văn giàu hình ảnh, nhà văn đã đưa ta qua nhiều cảm xúc khác nhau, khi thì gần gũi, giản dị như trong đời sống thực, khi lại pha chút gì như cổ tích, liêu trai”.
GIẢI PHÁP ĐỒNG BỘ BẢO VỆ TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU
Tín ngưỡng thờ Mẫu, một phần quan trọng của văn hóa và tín ngưỡng dân gian Việt Nam, chứa đựng nhiều yếu tố tinh thần và lễ nghi mang giá trị lịch sử, văn hóa và xã hội. Tuy nhiên, khi bị biến tướng và lợi dụng để trục lợi cá nhân, tín ngưỡng này không chỉ mất đi ý nghĩa nguyên bản mà còn gây ra những hậu quả tiêu cực cho xã hội. Để giải quyết vấn đề này, cần có sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan chức năng trong việc tăng cường quản lý, giám sát, đồng thời nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng về giá trị thực sự của tín ngưỡng thờ Mẫu.
THƠ VÀ NHẠC TRONG NGÂN VANG MÃI GIAI ĐIỆU TỔ QUỐC CỦA PHẠM VIỆT LONG
Có thể sau khi xuất bản Hát mãi Trường Sa ơi (NXB Dân trí, Giải A Hội Nhạc sĩ Việt Nam nam 2017), ý tưởng “làm lại” một công trình khả dĩ có bài bản hơn, như một cuốn sử ngành sáng tác và biểu diễn âm nhạc Việt Nam từ nửa sau thế kỷ XX đến nay, đã thôi thúc Phạm Việt Long lao động khẩn trương, một đường thẳng tiến. Thành quả đó là một tập ký sự lịch sử Ngân vang mãi giai điệu Tổ quốc (NXB Dân trí, 2018).