Truyện
Tác giả Phạm Việt Long cùng bộ truyện "Bi Bi và Mặt Đen"
Có thể nói: "Bi Bi và Mặt Đen" là một hiện tượng văn học, vì nội dung và cách viết hoàn toàn khác biệt với các thể loại phổ biến lâu nay.
BI BI VÀ MẶT ĐEN
Bi Bi và Mặt Đen gồm năm cuốn: Bỏ bỉm, Mặt Đen tia chớp, Chuồn chuồn cắn rốn, Khám phá rừng thiêng, Thám hiểm vườn cổ tích, với hơn 1000 trang sách của 200 câu chuyện khác nhau xoay quanh hai nhân vật chính là Bi Bi và Mặt Đen trên bốn vùng không gian nghệ thuật: Nông thôn, thành phố, miền núi và vườn cổ tích. Những câu chuyện hấp dẫn, sinh động, pha màu huyền ảo giúp các em thiếu nhi nhận thức tốt hơn về cuộc sống và các kỹ năng sống thông qua giọng văn dí dỏm, gần gũi với tuổi thơ. Tác giả đã chuyển bộ sách này thành sách điện tử, lật trang như sách in. Bạn có thể xem ở chế độ toàn màn hình để chữ đỡ nhỏ.
HƠI ẤM RỪNG CHÒ
Hoàng hôn đến thật nhanh. Chim chóc đã xào xạc gọi nhau về tổ. Trong ráng chiều nhập nhoạng, cối gạo cuối cùng đang được giã. Hoài bảo Hải dừng tay. Hải hiểu rằng Hoài muốn xem thử gạo đã trắng chưa. Cô gác chày và giữ chày cho Hoài. Anh cúi xuống, vốc một vốc gạo lên tay, đưa sát mũi. Hải hơi ngạc nhiên, nghĩ rằng mình đoán nhầm. Kia, Hoài đang hít hà nắm gạo. Một mùi thơm thơm ngòn ngọt phả lên, khiến Hoài ngây ngất. Anh nhớ những ngày còn là học sinh phổ thông, cứ hè đến là về nông thôn lao động; có lẽ nơi đến lao động hè cuối cùng của thời học sinh là xã Kim Lan, bên bờ sông Hồng, cách Hà Nội chỉ vài giờ chèo đò. Đã bao lần anh giã gạo và được hít hương thơm ngọt của đồng quê kết tinh trong những hạt gạo này!
Nàng
Có người bảo rằng Nàng có đôi mắt rất đẹp. Có người lại bảo rằng Nàng có cái miệng rất duyên. Họ nói đều đúng cả. Nhưng với tôi, cái đẹp nhất ở Nàng là giọng nói. Giọng Nàng, một phụ nữ, mà không thánh thót hoặc mềm mại. Giọng Nàng ấm, dầy và hơi sâu, như được phát âm từ trong tâm can nàng. Tôi cảm thấy giọng Nàng có hình khối, màu sắc, có sức nóng, hơn nữa, có vị ngọt đậm đà của thứ đường bát được nấu từ mật mía, nguyên sơ, tinh khôi của xứ Quảng.
THUẦN HÓA
Trên thảo nguyên mênh mông, nơi chỉ có gió thổi và cỏ xanh mướt kéo dài đến tận chân trời, có một người đàn ông sống một mình trong căn nhà gỗ nhỏ. Ông tên là Hoàng, một người chăn cừu giàu kinh nghiệm, sống bình dị và hòa mình với thiên nhiên.
Phạm Việt Long với Truyền hình Nhân dân
Nhà văn Phạm Việt Long trao đổi với phóng viên Truyền hình Nhân dân về hai bài thơ của nhà thơ Tố Hữu.