Bài viết mới nhất từ Phạm Việt Long
LẤY BẰNG TIẾN SĨ TRONG 2 NĂM: NHIỆM VỤ BẤT KHẢ THI
Những ngày gần đây, dư luận lan truyền nhiều thông tin về việc Thượng tọa Thích Chân Quang nhận bằng tiến sĩ luật chỉ sau 2 năm tốt nghiệp cử nhân. Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Tô Văn Hòa, phó hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội, cho biết Thượng tọa học cử nhân tốt nghiệp loại giỏi và được học thẳng lên tiến sĩ theo quy định. Tuy nhiên, theo quy định, thời gian tối thiểu để hoàn thành chương trình tiến sĩ là 3-4 năm, việc hoàn thành trong 2 năm là cực kỳ hiếm và gần như là “nhiệm vụ bất khả thi”, đặt ra nhiều nghi vấn về quá trình đào tạo này.
NGHỆ SỸ VIOLA NGUYỆT THU VÀ ÂM NHẠC CHỮA LÀNH
Trong buổi sáng mưa tầm tã của Hà Nội, tôi tình cờ gặp chị Nguyệt Thu tại sự kiện ra mắt tập thơ “Cảm thức ngày thường” của tác giả Trần Ngọc Ánh. Điều đặc biệt, là tôi được nghe 2 bản nhạc do chị trình diễn một cách ngẫu hứng từ cây đàn Viola những giai điệu xuất hiện tức thời trong tâm tưởng chị. Bản đầu tiên, chị giới thiệu đó là âm nhạc được nảy sinh từ năng lượng của những khán giả trong khán phòng. Bản thứ hai, là những âm thanh chị được nghe từ vũ trụ và chị chuyển đến khán giả qua cây đàn Viola.
NGƯỜI CỦA THỜI BAO CẤP (Trích tiểu thuyết GIÃ TỪ)
Với kinh nghiệm đấu tranh mang tính sinh tồn cả chục năm ở cái liên doanh hốt bạc này, gã hiểu rằng, những chi tiết tưởng như lụn vụn ấy sẽ rất có giá trị nếu làm bằng chứng khi cần thiết. Minh lại vô tâm, tán thành ngay ý kiến đề xuất của Đản, hàng tháng thu của Đản bảy trăm năm mươi đô la, còn mình cũng tự bỏ ra ba trăm đô la cho vào một cái hộp gỗ để trên cơ quan cùng với cuốn sổ ghi chép có chữ ký của hai người. Minh dự định khi cóp nhặt được khoản tiền kha khá, đợi đến dịp Tết sẽ nộp cho quỹ phúc lợi của cơ quan. Đó là những sai lầm mang tính chiến lược của một con người “chất bao cấp”. Sai lầm ấy suýt nữa dẫn Minh vào vòng lao lý.
GẶP HIỀN NHÂN VĂN HÓA NGUYỄN HỮU OANH
Lần đầu tiên tôi gặp Nguyễn Hữu Oanh là khi ông đến Văn phòng Bộ Văn hóa – Thông tin nhờ đăng ký gặp Bộ trưởng để báo cáo về việc xây dựng di tích lịch sử - văn hóa ở Hải Dương. Ông là Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân, phụ trách Văn xã của tỉnh này. Cảm nhận đầu tiên của tôi về ông, đó là một người hiền hậu, chân thật.
CHUYỆN LÀNG QUÊ, HƠI THỞ NỒNG ẤM TỪ CUỘC SỐNG
Với 524 trang sách khổ 14,5×20,5cm, 137 tác phẩm của 104 tác giả, CHUYỆN LÀNG QUÊ (tập 1) gửi đến độc giả hơi thở nồng ấm của tình yêu văn chương, tình yêu làng quê tha thiết. Đây là những bài viết được chọn lọc từ hàng ngàn bài viết trên trang Chuyện làng quê, một trang mạng xã hội có hơn100.000 thành viên, mỗi ngày dâng hiến cho bạn đọc hàng chục bài viết.
NSƯT LÊ CHỨC: PHONG CÁCH ĐA DẠNG, GIÀU BIỂU CẢM TRONG NGHỆ THUẬT ĐỌC
NSƯT Lê Chức là một trong những nghệ sĩ sân khấu và truyền hình có giọng đọc được nhiều người biết đến và yêu mến. Khi nói chuyện với bạn bè, đó là một giọng ấm áp, thân tình, pha chút hóm hỉnh, tự trào. Khi đọc trên truyền hình, sân khấu, đó là giọng đọc đa sắc thái, giàu biểu cảm. Đặc biệt, khi ông đọc hùng văn tại các sự kiện lớn, thì đó là giọng đọc như sấm rền, có tính hiệu triệu, khơi dạy hùng khí ở người nghe.
ĐỘI NGŨ HẦU ĐỒNG VÀ QUÁ TRÌNH GÌN GIỮ TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU
Tín ngưỡng thờ Mẫu đã trải qua nhiều thăng trầm trong lịch sử, nhưng vẫn được gìn giữ và phát huy bởi những người có công với nó. Có thể kể đến 3 nhóm chính đóng vai trò bảo tồn, phát huy tín ngưỡng thờ Mẫu, đó là đội ngũ hầu đồng (vai trò chính là thanh đồng), các nhà khoa học, và các cơ quan quản lý Nhà nước. Trong phần này, ta khám phá đội ngũ hầu đồng, lực lượng nòng cốt trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu.
NHÀ NƯỚC THẦN QUYỀN
Nhà nước thần quyền là một hình thức chính quyền mà quyền lực tôn giáo và chính trị hội tụ vào một thể chế duy nhất. Từ thời cổ đại đến nay, các quốc gia thần quyền thường đặt tôn giáo ở trung tâm của hệ thống chính trị và xã hội, nơi mà các nhà lãnh đạo tôn giáo nắm giữ quyền lực tối cao. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến đời sống tín ngưỡng của người dân mà còn định hình các chính sách kinh tế, giáo dục, và pháp luật.
XE DUYÊN THƠ – NHẠC
Thực ra, thơ và nhạc đã có mối duyên tình thắm thiết ngay từ bản thể. Nói xe duyên, chỉ là trong những trường hợp cụ thể của từng bài thơ được phổ nhạc để trở thành tác phẩm âm nhạc mà thôi.
“TIẾNG HÁT VIỆT NAM” – MỘT ĐIỂN HÌNH VỀ NGHỆ THUẬT VÀ NGOẠI GIAO
Qua 13 tác phẩm âm nhạc (8 dân ca, 5 ca khúc mới), Việt Nam đưa thông điệp về vẻ đẹp tâm hồn, tính nhân văn, tinh thần kiên cường chiến đấu vì độc lập tự do nhưng luôn luôn khao khát hòa bình, hữu nghị và hợp tác với bè bạn khắp thế giới. Các bản nhạc được biểu diễn bằng nhạc cụ dân tộc cho thấy các giá trị văn hóa truyền thống của người Việt cũng như của các dân tộc thiểu số được bảo tồn và phát huy. Qua 5 ca khúc và bức tranh vẽ ở bìa sau của Bao bì đĩa hát diễn tả cảnh mẹ Suốt chèo đò chở bộ đội qua sông dưới tầm bom đạn của không quân Mỹ, cho thấy người Việt Nam có tình yêu sâu sắc với quê hương, với con người, lãng mạng và hiện thực.
DỰ ÁN “QUÂY NÚI”: THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP HÀI HÒA PHÁT TRIỂN VÀ BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA
Gần đây, dư luận xã hội xôn xao về “Dự án quây núi” – tức là dự án khu đô thị tại khu 10B, phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả, Quảng Ninh. Theo kế hoạch, dự án sẽ xây 451 căn nhà ở liền kề và biệt thự, trên diện tích hơn 31,8ha, đáp ứng dân số hơn 2.000 người. Chủ đầu tư dự án và chính quyền địa phương đang gặp phải thách thức và cần có giải pháp thích hợp để xử lý mối quan hệ giữa phát triển và bảo tồn di sản văn hóa.
CHƯƠNG TRÌNH NGHỆ THUẬT ĐÀN CHIM VIỆT
Tối 20 tháng 8 năm 2023, quảng trường 19 tháng 8 đã bừng lên không gian sôi động và khác biệt. Âm nhạc vang lên, ánh sáng lung linh, tạo nên một bầu không khí đầy phấn khích. Sau một buổi sáng mưa tầm tã, trời bất ngờ quang đãng và tươi sáng. Có lẽ thời tiết cũng đồng hành với người dân, vui mừng đón chào sự kiện đặc biệt diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội - chương trình nghệ thuật “Đàn chim Việt”, một dịp trọng đại để tôn vinh và kỷ niệm di sản nghệ thuật của nhạc sĩ Văn Cao.
“CHUYỆN PHỐ THỜI BAO CẤP”, SỰ HẤP DẪN NGHỆ THUẬT KHIẾN CHO TÍNH GIÁO DỤC NHẸ NHÀNG THẤM VÀO LÒNG KHÁN GIẢ
Bất cứ vở diễn hay bộ phim nào, xuất phát điểm đều là kịch bản văn học. Thế nhưng, khi đã ra mắt công chúng, tác giả kịch bản thường “ở ẩn”, ít người quan tâm đến. Riêng tôi, bao giờ cũng quan tâm đến kịch bản, bởi “có bột mới gột nên hồ”.
GIÁO SƯ ĐÀO DUY ANH VÀ CHIẾN LƯỢC HÒA GIẢI XUNG ĐỘT VĂN HÓA
Tham luận trong Hội thảo “Giáo sư Đào Duy Anh: “Từ chí sĩ cách mạng đến học giả uyên bác" tại Hà Nội, sáng 28/4/2024, do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp với Viện nghiên cứu Văn hóa và Phát triển - Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam cùng một số cơ quan tổ chức.
MỘT KỶ NIỆM VỚI NHÀ THƠ, DỊCH GIẢ DƯƠNG TƯỜNG
Khi là phóng viên mới vào nghề tại Việt Nam Thông tấn xã, tôi đã có cơ hội làm việc với một nhà báo tài ba và giàu kinh nghiệm là ông Dương Tường. Ông Tường luôn được đánh giá cao trong nghề báo và được bọn trẻ chúng tôi tôn sùng là bậc thầy.
“CHÀO BUỔI SÁNG” - CHÀO AI?
Có một hiện tượng tưởng chừng nhỏ, nhưng đang tác động hàng ngày đến đời sống văn hoá của chúng ta, đó là tiêu đề cuả một chương trình rất quen thuộc: “Chào buổi sáng”. Mỗi lần xem chương trình này, tôi thường tự hỏi: Chương trình này nói là chào, nhưng chào ai đây? Sao mà nó xa lạ với cách chào của người Việt chúng ta đến thế. Nó là lối chào giả cầy, Tây chẳng ra Tây, Ta chẳng ra Ta!
CẢM NGHĨ VỀ SỰ KIỆN “ĐÀN CHIM VIỆT” – TÔN VINH ÂM NHẠC VĂN CAO
Còn trên một tuần nữa mới tới đêm diễn ra sự kiện trăm năm mới có một lần, tôn vinh âm nhạc Văn Cao, với tên gọi “Đàn chim Việt”, nhưng công chúng đã háo hức hẹn nhau tới dự, dù được vào trong Nhà hát Lớn, hay ở bên ngoài.
VĂN NGHỆ SĨ HÃY THAM GIA MẠNG XÃ HỘI ĐỂ LAN TỎA NHỮNG GIÁ TRỊ CHÂN THIỆN MỸ
Trong bối cảnh mạng xã hội trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, tham gia mạng xã hội trở thành một công cụ mạnh mẽ cho văn nghệ sĩ lan tỏa những giá trị chân thiện mỹ và tinh thần nghệ sĩ. Từ việc chia sẻ những tác phẩm sáng tạo cho đến những suy ngẫm về thẩm mỹ, văn nghệ sĩ có thể tiếp cận một cộng đồng rộng lớn và đa dạng trên mạng xã hội. Điều này tạo cơ hội để văn nghệ sĩ góp phần giáo dục và truyền cảm hứng cho công chúng, đồng thời khám phá và khai phá những ý tưởng mới thông qua sự tương tác và phản hồi từ cộng đồng.
TÂM SỰ NGƯỜI LÀM BÁO
Truyền hình Nhân dân với nhạc sĩ Phạm Việt Long và tác phẩm TÂM SỰ NGƯỜI LÀM BÁO. Ca khúc ra đời năm 2014, qua 10 năm, càng có sức sống mạnh mẽ, lan tỏa sâu rộng trong đời sống.