XUẤT BẢN CUỐN SÁCH “TỤC NGỮ CA DAO VỀ QUAN HỆ GIA ĐÌNH”

Ở cuốn sách này, chúng ta có thể nhận ra ca dao, tục ngữ Việt Nam là một kho tàng văn hoá truyền thống. Nếu ca dao là tiếng hát tâm tình mang đậm sắc thái tình cảm thì tục ngữ lại thiên về những kinh nghiệm mang tính tri thức mà ông cha ta đã đúc kết từ cuộc sống thực tế. Tác giả cuốn sách đã đem lại cho chúng ta những hiểu biết hơn nữa về giá trị tinh thần của người dân lao động Việt Nam thời xa xưa.
tuc-ngu-ca-dao-1718864696.jpg
 

(ĐCSVN_ 14:25 | 10/09/2004)- Cuốn “Tục ngữ ca dao về quan hệ gia đình” vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản. Đây là cuốn sách do TS Phạm Việt Long biên soạn, dày 430 trang, gồm hai phần chủ yếu: nghiên cứu quan hệ gia đình truyền thống qua tục ngữ ca dao; thống kê và phân nhóm nội dung ca dao tục ngữ về mối quan hệ gia đình.

Tục ngữ, ca dao là một loại hình văn học dân gian ra đời từ rất sớm. Đây là những tác phẩm mang đậm tâm hồn cao đẹp của người lao động Việt Nam. Những tác phẩm ấy được lưu truyền và nhân dân Việt Nam mọi thế hệ rất ưa thích. Thông qua tục ngữ, ca dao có thể thấy rõ những mối quan hệ của con người và xã hội, nhất là mối quan hệ trong gia đình truyền thống.

Ở cuốn sách này, chúng ta có thể nhận ra ca dao, tục ngữ Việt Nam là một kho tàng văn hoá truyền thống. Nếu ca dao là tiếng hát tâm tình mang đậm sắc thái tình cảm thì tục ngữ lại thiên về những kinh nghiệm mang tính tri thức mà ông cha ta đã đúc kết từ cuộc sống thực tế. Tác giả cuốn sách đã đem lại cho chúng ta những hiểu biết hơn nữa về giá trị tinh thần của người dân lao động Việt Nam thời xa xưa.

Cuốn sách “Tục ngữ ca dao về quan hệ gia đình” đã tái hiện mối quan hệ gia đình truyền thống trong tục ngữ ca dao có trước cách mạng Tháng Tám 1945. Tác giả đã vận dụng phương pháp liên ngành giữa thống kê, so sánh với văn hóa học, xã hội học, tâm lý học... để lý giải truyền thống tốt đẹp trong quá trình hình thành và phát triển lâu bền của gia đình truyền thống, tạo dựng nên các nét độc đáo của văn hóa gia đình Việt Nam. Cuốn sách đã nêu bật cơ sở của gia đình hạnh phúc là dựa trên tình yêu đôi lứa, là sự chăm lo nuôi dưỡng, giáo dục con cháu, là sự kính trọng, hiếu thảo với ông bà cha mẹ, là lành mạnh hóa giống nòi, góp phần quan trọng vào việc giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, thể hiện tính nhân bản của gia đình Việt Nam, góp phần tạo dựng văn minh xã hội, an ninh quốc gia và sự phát triển bền vững của xã hội nói chung.

Gia đình truyền thống Việt Nam bên cạnh những mặt tích cự còn tồn tại những mặt tiêu cực. Trong cuốn sách này, tác giả cũng phân tích một số hiện mặt trái trong quan hệ gia đình truyền thống như: con cháu bất hiếu với ông bà, cha mẹ, anh chị em tranh giành thừa kế, vợ chồng không chung thủy, coi rẻ phụ nữ... Ðó là những tàn dư tiêu cực của Nho giáo đã tồn tại lâu đời trong xã hội phong kiến... Vì vậy trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nhân dân ta phải kiên trì đấu tranh để loại bỏ những tàn dư xấu này.

Qua cuốn sách, người đọc cũng thấy rõ hai mặt vật chất và tinh thần luôn gắn bó và tác động lẫn nhau trong cuộc sống gia đình. Đây là cơ sở cho sự bền vững của gia đình và xã hội bởi gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách.

Cuốn sách “Tục ngữ ca dao về quan hệ gia đình” mang đậm nét văn hoá dân gian Việt Nam. GS TSKH Phan Ðăng Nhật nhận xét: Tác giả Phạm Việt Long trong cuốn “Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình” đã nghiêm túc tiếp thu lời người đi trước về phương pháp tiếp cận văn hóa, đó là nguyên nhân quan trọng đem đến những đóng góp mới trong quá trình nghiên cứu của ông và đây cũng là kinh nghiệm cho những ai quan tâm việc tìm hiểu bản sắc văn hóa Việt Nam.