Cuộc thi đã thu hút hơn 100 tác phẩm âm nhạc có chất lượng nghệ thuật cao của gần 100 nhạc sĩ trên khắp cả nước, phản ánh được vai trò, những đóng góp to lớn của ngành Dệt May Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước; giới thiệu được văn hóa, con người, truyền thống của ngành đến với nhân dân cả nước; tôn vinh giá trị truyền thống yêu nghề mến nghiệp cũng như cổ vũ, động viên tinh thần thi đua lao động sản xuất góp phần xây dựng ngành phát triển vững mạnh của đội ngũ cán bộ, đoàn viên, người lao động Dệt May Việt Nam.
Cùng với các ca khúc: “Khúc ca dệt may Việt Nam” của Nhạc sĩ Dương Đức Thuỵ; “Dệt những gấm hoa” - tác giả: Trần Bình Dương, đồng tác giả Ngô Minh Hiền; “Ka đêm” - tác giả: Kiều Khắc Dư, lời Nguyễn Thế Minh; “Tình yêu cô thợ may” - tác giả Ngọc Thịnh, thơ: Hoàng Thị Như Phượng; “Dệt may Việt Nam, tự hào cất cánh vươn xa” - tác giả Lân Cường; “Dệt may gấm vóc quê hương” - tác giả: Nguyễn Minh Đức; “Vinatex tiến lên cùng đất nước” - tác giả: Quang Thanh Giang, ca khúc “Bài ca công đoàn - công nhân dệt may" của nhạc sĩ Phạm Việt Long là một trong những ca khúc hay nhất về chủ đề “Giai điệu tự hào Dệt may Việt Nam” và vinh dự được BTC trao Giải Ba của cuộc thi.
"Chúng tôi là đoàn viên công đoàn, chúng tôi là công nhân dệt may/Trong lịch sử từng nối liền vòng tay, đấu tranh vì lợi quyền của những người lao động Việt Nam/Tay kéo sợi, tay dệt may, tay dựng, tay xây kiến thiết/Lớp lớp công nhân Việt Nam luôn sẵn sàng vì đất nước/Chúng tôi là đoàn viên công đoàn/Chúng tôi là công nhân dệt may/ yêu lao động, cùng chung một niềm tin/Viết lên dòng thời đại những bài ca của dệt may/Bao trí tuệ, bao tài năng/Đây những lớp người tô đẹp truyền thống, thêu gấm vóc non sông, dệt hào khí Lạc Hồng/Vươn tới khắp năm Châu toả hào khí Lạc Hồng là truyền thống của truyền dệt may Việt Nam..."